ĐIỂM TỰA SỨC KHỎE VÀ SẮC ĐẸP

  • Hotline: 0973700655
  • Tổng đài: 0973700655
Bệnh vảy nến là gì? Những thông tin bạn cần biết

Bệnh vảy nến là gì? Những thông tin bạn cần biết

Vảy nến là một bệnh lý da mãn tính có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống nếu không được chẩn đoán và điều trị đúng cách.

Vảy nến là một bệnh lý da mãn tính có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống nếu không được chẩn đoán và điều trị đúng cách. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh vảy nến, các dạng phổ biến, nguyên nhân gây bệnh và những phương pháp điều trị hiệu quả hiện nay.


1. Bệnh vảy nến là gì?

Vảy nến (Psoriasis) là một bệnh da tự miễn, đặc trưng bởi tình trạng tăng sinh tế bào da bất thường khiến da bong tróc, đỏ, dày lên và ngứa ngáy. Đây là bệnh không lây nhiễm, có thể kéo dài dai dẳng và thường xuyên tái phát nếu không được kiểm soát.

Theo thống kê, khoảng 2 – 3% dân số thế giới mắc bệnh vảy nến. Trong đó, nhiều người chưa được chẩn đoán đúng hoặc chưa có phác đồ điều trị hiệu quả.

Bệnh vảy nến


2. Các thể vảy nến phổ biến

Vảy nến có nhiều thể khác nhau, mỗi thể có đặc điểm và mức độ ảnh hưởng riêng:

  • Vảy nến thể mảng: Dạng phổ biến nhất, chiếm 80 – 90%. Xuất hiện mảng đỏ, bong vảy trắng bạc, thường ở da đầu, khuỷu tay, đầu gối, lưng.

  • Vảy nến thể giọt: Mảng nhỏ như giọt nước. Thường phát triển sau viêm họng hoặc nhiễm trùng hô hấp.

  • Vảy nến da đầu: Da đầu đỏ, có vảy nhiều, dễ nhầm với gàu nặng.

  • Vảy nến mủ: Xuất hiện mụn mủ trắng trên nền da đỏ, thường kèm theo sốt.

  • Vảy nến đỏ da toàn thân: Hiếm gặp nhưng rất nghiêm trọng, da toàn thân đỏ, bong tróc, dễ nhiễm trùng.

Vảy nến thể giọt

3. Nguyên nhân gây bệnh

Vảy nến là bệnh tự miễn dịch. Tức là hệ miễn dịch của cơ thể tấn công nhầm các tế bào da khỏe mạnh. Gây ra phản ứng viêm và tăng sinh da quá mức.

Một số yếu tố góp phần làm khởi phát hoặc làm nặng bệnh vảy nến gồm:

  • Di truyền: Có người thân mắc vảy nến thì nguy cơ bị bệnh cao hơn.
  • Rối loạn miễn dịch: Suy giảm hoặc hoạt động sai lệch của hệ miễn dịch.
  • Nhiễm trùng: Nhất là liên cầu khuẩn ở họng, có thể khởi phát vảy nến thể giọt.
  • Căng thẳng, stress kéo dài
  • Tổn thương da: Trầy xước, bỏng, cào gãi quá mức.
  • Thời tiết lạnh, khô
  • Dùng thuốc: Một số thuốc như corticoid, beta-blockers, lithium có thể làm bùng phát bệnh.
  • Lối sống không lành mạnh: Uống rượu, hút thuốc, ăn uống thiếu khoa học.

Di truyền nguyên nhân chủ yếu gây bệnh 


4. Dấu hiệu nhận biết bệnh

Các dấu hiệu thường gặp của bệnh vảy nến bao gồm:

  • Vùng da đỏ, có ranh giới rõ, bong vảy trắng bạc
  • Vị trí thường gặp: da đầu, khuỷu tay, đầu gối, lưng, móng tay
  • Ngứa, khô, nứt nẻ, đôi khi chảy máu
  • Có thể gây đau khớp nếu là vảy nến thể khớp
  • Tổn thương da tái đi tái lại, kéo dài nhiều năm nếu không điều trị đúng

5. Bệnh vảy nến có nguy hiểm không?

Dù không lây, nhưng vảy nến có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến thể chất và tinh thần nếu không được điều trị sớm và đúng cách:

  • Ảnh hưởng thẩm mỹ, gây mặc cảm, tự ti
  • Dễ dẫn đến trầm cảm, rối loạn giấc ngủ
  • Có thể gây viêm khớp vảy nến, làm biến dạng khớp
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, béo phì

6. Cách điều trị bệnh vảy nến

Hiện chưa có phương pháp chữa khỏi hoàn toàn bệnh vảy nến. Nhưng có thể kiểm soát tốt các triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng và tái phát bằng các hướng sau:

   6.1. Điều trị tại chỗ

  • Thuốc bôi corticoid, calcipotriol, than đá, acid salicylic…

  • Dùng theo chỉ định bác sĩ, tránh lạm dụng gây mỏng da

   6.2. Điều trị toàn thân

  • Thuốc ức chế miễn dịch (methotrexate, cyclosporin)

  • Thuốc sinh học (biologic) – hiệu quả cao nhưng chi phí lớn

  • Thuốc uống điều chỉnh miễn dịch

   6.3. Điều trị bằng Phác đồ đa công nghệ

Hiện nay, Grand World đang áp dụng phác đồ điều trị bệnh hiện đại. Điện di hoạt chất nano kết hợp với liệu pháp UVB giúp thẩm thấu sâu, hiệu quả nhanh và an toàn lâu dài.

Ưu điểm nổi bật:

  • Không corticoid, không gây hại da

  • Giảm ngứa, bong vảy, đỏ rát rõ rệt sau từng đợt điều trị

  • Giúp ổn định hàng rào miễn dịch da, giảm nguy cơ tái phát

  • An toàn cho cả trẻ em, phụ nữ mang thai và người lớn tuổi

Điện di hoạt chất nano


7. Cách phòng ngừa vảy nến tái phát

Dù không thể loại bỏ hoàn toàn nguy cơ tái phát, bạn có thể giảm tần suất và mức độ bùng phát vảy nến bằng cách:

  • Dưỡng ẩm da thường xuyên
  • Tránh tắm nước quá nóng, không dùng xà phòng có chất tẩy mạnh
  • Hạn chế căng thẳng, tập luyện thể thao nhẹ nhàng
  • Tránh gãi mạnh, trầy xước da
  • Ăn nhiều rau xanh, omega-3, giảm đường – thịt đỏ – chất kích thích
  • Tái khám định kỳ, không tự ý ngưng thuốc

Dưỡng ẩm cho da

Vảy nến là bệnh lý phức tạp, cần được phát hiện sớm và điều trị bài bản để kiểm soát lâu dài. Thay vì chỉ điều trị triệu chứng, hướng tiếp cận hiện đại là phối hợp công nghệ – chăm sóc miễn dịch – cá nhân hoá theo từng thể bệnh.

Nếu bạn đang gặp vấn đề về da liễu hay liên hệ cho chúng tôi qua hotline +84 0973700655. Đội ngũ y bác sĩ của Grand World luôn sẵn sàng đồng hành lấy lại sức khỏe làn da cho bạn.

Viết bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *