Những kiến thức cần biết về mức hưởng bảo hiểm y tế thai sản
Luật Bảo hiểm quy định rõ tại điều 21, phụ nữ mang thai là một trong những đối tượng được hưởng nhiều đặc quyền khám chữa bệnh và chăm sóc thai kỳ. Trong bài viết này, mời bạn cùng Bệnh viện ĐKQT Bắc Hà tìm hiểu những kiến thức về mức hưởng bảo hiểm y tếthai […]
Luật Bảo hiểm quy định rõ tại điều 21, phụ nữ mang thai là một trong những đối tượng được hưởng nhiều đặc quyền khám chữa bệnh và chăm sóc thai kỳ. Trong bài viết này, mời bạn cùng Bệnh viện ĐKQT Bắc Hà tìm hiểu những kiến thức về mức hưởng bảo hiểm y tếthai sản cũng như mức độ thụ hưởng thông qua bài viết dưới đây.
1. BẢO HIỂM Y TẾ VÀ LỢI ÍCH CỦA BẢO HIỂM Y TẾ TRONG THAI SẢN
Bảo hiểm y tế (BHYT) là một hình thức bảo hiểm bắt buộc đối với một số nhóm đối tượng được quy định theo Luật BHYT, nhằm mục đích đảm bảo phúc lợi chăm sóc sức khỏe cho người dân do Nhà nước tổ chức thực hiện.
Khi sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế công lập hoặc đơn vị tư nhân đã ký hợp động với BHYT, bệnh nhân sẽ được Quỹ Bảo hiểm y tế chi trả một phần chi phí, tùy thuộc vào: mặt bệnh, loại thuốc hoặc vật tư y tế sử dụng.
Không chỉ đối tượng người cao tuổi, bảo hiểm y tế trong thai sản còn giúp mẹ bầu giảm gánh nặng chi phí, an tâm đón bé trong khoảng thời gian không thể thực hiện hợp động lao động.
Đặc biệt, phụ nữ mang thai cũng là một trong những đối tượng được tạo điều kiện tối đa với nhiều đặc quyền được quy định theo điều 21 của Luật Bảo hiểm y tế. Mẹ bầu nên chủ động đăng ký bảo hiểm y tế để đảm bảo quyền lợi của mình.
2. QUY ĐỊNH CỦA BẢO HIỂM Y TẾ TRONG THAI SẢN
Bảo hiểm y tế được khuyến khích đối với tất cả đối tượng để đảm bảo quyền lợi chăm sóc sức khỏe. Riêng đối với phụ nữ mang thai, Quỹ Bảo hiểm y tế hỗ trợ rất nhiều về chi phí cho mẹ bầu trong suốt quá trình mang thai.
2.1. Danh mục chi trả của bảo hiểm y tế trong thai sản
Theo quy định, quyền lợi của người tham gia BHYT khi mang thai bao gồm:
- Chi phí khám thai định kỳ theo điểm a khoản 1 Điều 21 Luật Bảo hiểm y tế 2008, sửa đổi, bổ sung 2014.
- Chi phí sinh con, sử dụng dịch vụ Thai sản trọn gói tại các bệnh viện.
- Chi phí đình chỉ thai kỳ, điều trị các tai biến sản khoa theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa
2.2. Mức hưởng bảo hiểm y tế trong thai sản
Mức chi trả cho mẹ bầu khi sử dụng các dịch vụ thai sản được tại Khoản 1, Điều 22, Luật BHYT và Điều 14, Nghị định 146/2018/NĐ-CP. Cụ thể, mức hưởng của mẹ bầu sẽ phụ thuộc vào loại thẻ BHYT cũng như cơ sở y tế.
2.2.1. Trường hợp khám chữa bệnh đúng tuyến
Khi khám chữa bệnh đúng tuyến, mẹ bầu sẽ được hưởng 100% chi phí nếu thuộc các đối tượng:
- Sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ trong lực lượng Quân đội Nhân dân, Công an Nhân dân,…
- Đối tượng có công đối với cách mạng, được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng
- Đối tượng sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc thuộc nhóm dân tộc thiểu số
Còn nếu mẹ bầu thuộc nhóm đối tượng: thân nhân của người có công với cách mạng, vợ/ chồng/ con của liệt sỹ, người có công nuôi dưỡng liệt sỹ, người thuộc hộ gia đình cận nghèo,… thì sẽ được hưởng mức chi trả bảo hiểm y tế trong thai sản 95%. Các đối tượng khác sẽ chỉ được hưởng 80% chi khám thai, sinh con, điều trị nội trú.
2.2.2. Trường hợp khám chữa bệnh trái tuyến
Trong trường hợp mẹ bầu lựa chọn những cơ sở y tế không đúng tuyến, mức chi trả của Quỹ Bảo hiểm y tế sẽ được tính theo các tỷ lệ sau:
- Hưởng 40% chi phí khám thai, sinh con, điều trị nội trú khi khám chữa bệnh tại bệnh viện tuyến trung ương
- Hưởng 100% chi phí khám thai, sinh con, điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến tỉnh
- Hưởng 100% chi phí khám thai, sinh con, điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến huyện
- Hưởng 100% chi phí sinh con trong trường hợp mổ lấy thai cấp cứu hoặc cấp cấp do biến chứng thai sản
3. HƯỚNG DẪN THỦ TỤC BẢO HIỂM Y TẾ TRONG THAI SẢN
Khi tham gia bảo hiểm y tế, mẹ bầu sẽ được hưởng đầy đủ quyền lợi khám thai, sinh con. Tùy vào từng đối tượng khác nhau, mẹ bầu sẽ cần những chuẩn bị những thủ tục khác nhau, cụ thể:
3.1. Đối với mẹ bầu đang làm việc trong đơn vị doanh nghiệp
Trường hợp đang ký kết hợp đồng lao động với các đơn vị doanh nghiệp, doanh nghiệp hoặc đơn vị sẽ đại diện cho doanh nghiệp sẽ có trách nhiệm làm hồ sơ đăng ký tham gia BHYT cho người lao động. Mẹ bầu chỉ cần cung cấp đủ các thông tin cá nhân như bản sao thẻ CCCD/ CMND, số bảo hiểm xã hội, số thẻ bảo hiểm y tế… để hoàn thiện thủ tục tham gia.
3.2. Đối với mẹ bầu làm kinh doanh, lao động tự do
Khi không được hưởng quyền lợi đóng BHYT từ doanh nghiệp, mẹ bầu sẽ cần chủ động tham gia BHYT tự nguyện để đảm bảo quyền lợi bảo hiểm y tế trong thai sản của mình. Để tham gia, mẹ bầu cần chuẩn bị một số loại hồ sơ bao gồm:
- Sổ hộ khẩu (bản gốc) hoặc CCCD có gắn chíp (tùy thuộc vào từng địa phương)
- Bản sao Thẻ BHYT của người thân trong hộ khẩu (quyền lợi giảm trừ mức đóng)
- Tờ khai tham gia bảo hiểm y tế (mẫu TK1-TS)
- Các giấy tờ kèm theo khác căn cứ xác định đối tượng và mức hưởng (theo mục 2.2.1 của bài viết)
Khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, mẹ bầu sẽ cần thực hiện các bước sau để được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế trong thai sản:
- Bước 1: Gửi hồ sơ yêu cầu tham gia BHYT cho Cơ quan Bảo hiểm xã hội thuộc xã/ phường/ thị trấn ở địa phương cư trú hoặc Đại lý thu mua bảo hiểm
- Bước 2: Thực hiện đóng tiền phí BHYT theo thời gian 3 tháng, 6 tháng hoặc 1 năm tùy theo nhu cầu cá nhân
- Bước 3: Đến cơ quan bảo hiểm cấp BHYT để lấy thẻ theo lịch hẹn.
Lưu ý:
- Cơ quan bảo hiểm y tế thường mất 10 – 14 ngày làm việc để cấp thẻ BHYT.
- Mẹ bầu chủ động đóng BHYT trước ít nhất 30 ngày để được hưởng đầy đủ quyền lợi chi trả.
Hiện nay, Bệnh viện ĐKQT Bắc Hà là một trong những đơn vị thông tuyến bảo hiểm, giúp khách hàng tiết kiệm tối đa chi phí khám chữa bệnh. Đặc biệt, khi đăng ký dịch vụ Thai sản trọn gói Bắc Hà, mẹ bầu cũng được thanh toán đồng thời Bảo hiểm y tế, bảo lãnh viện phí cùng hơn 30 đơn vị.
Mọi câu hỏi liên quan đến quyền lợi và mức hưởng bảo hiểm y tế thai sản cũng như dịch vụ Thai sản trọn gói Bắc Hà, khách hàng vui lòng liên hệ 1900.8083 – Nhánh số 2 để được hỗ trợ kịp thời.