
Viêm Da Cơ Địa Là Gì?
Viêm da cơ địa (hay còn gọi là chàm thể tạng) là một trong những bệnh lý da liễu mãn tính phổ biến nhất hiện nay, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống người bệnh. Bệnh không chỉ gây ngứa ngáy, khô da kéo dài mà còn dễ tái phát và trở nặng nếu […]
Viêm da cơ địa (hay còn gọi là chàm thể tạng) là một trong những bệnh lý da liễu mãn tính phổ biến nhất hiện nay, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống người bệnh. Bệnh không chỉ gây ngứa ngáy, khô da kéo dài mà còn dễ tái phát và trở nặng nếu không điều trị đúng cách. Vậy viêm da cơ địa là gì? Có nguy hiểm không? Làm sao để kiểm soát hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
1. Viêm da cơ địa là gì?
Viêm da cơ địa là một bệnh viêm da mạn tính, có yếu tố cơ địa – di truyền – miễn dịch, thường khởi phát từ nhỏ và kéo dài đến tuổi trưởng thành. Bệnh có thể tiến triển từng đợt, bùng phát khi gặp các yếu tố kích thích như thời tiết, thực phẩm, hóa chất…
Mặc dù không lây truyền, nhưng viêm da cơ địa gây ngứa, nổi mẩn đỏ, tróc vảy và ảnh hưởng thẩm mỹ nghiêm trọng nếu không kiểm soát tốt.
Viêm da cơ địa
2. Nguyên nhân gây viêm da cơ địa
Cho đến nay, nguyên nhân chính xác vẫn chưa được xác định rõ, nhưng các yếu tố sau được cho là có liên quan mật thiết:
- Yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình có người bị viêm da cơ địa, hen suyễn, viêm mũi dị ứng… thì nguy cơ mắc bệnh ở thế hệ sau sẽ cao hơn.
- Rối loạn hệ miễn dịch: Hệ miễn dịch phản ứng quá mức với các tác nhân bình thường (như bụi, phấn hoa, thức ăn…) gây viêm da mãn tính.
- Yếu tố môi trường: Thời tiết hanh khô, môi trường ô nhiễm, tiếp xúc hóa chất, mỹ phẩm chứa hương liệu… là tác nhân làm da tổn thương, khô, ngứa, bong tróc.
- Thực phẩm gây dị ứng: Tôm, cua, hải sản, trứng, sữa… có thể làm bệnh nặng hơn ở những người có cơ địa dị ứng.
Rối loạn miễn dịch một trong những nguyên nhân gây bệnh
3. Triệu chứng điển hình của viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi và có biểu hiện khác nhau tùy theo giai đoạn và vị trí:
Giai đoạn cấp tính
- Da đỏ, sưng, nổi mẩn ngứa dữ dội
- Có thể chảy dịch, mụn nước nhỏ
- Gãi nhiều gây trầy xước, nhiễm trùng
Giai đoạn mạn tính
- Da khô, dày sừng, bong tróc từng mảng
- Xuất hiện các mảng da xỉn màu, lichen hóa (da dày, sần sùi)
- Ngứa âm ỉ, dai dẳng
Vị trí thường gặp
- Trẻ em: mặt, má, đầu gối, khuỷu tay
- Người lớn: cổ, bàn tay, mu bàn chân, ngực, lưng
4. Viêm da cơ địa có nguy hiểm không?
Viêm da cơ địa không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nếu không điều trị đúng cách sẽ dẫn đến:
- Nhiễm trùng da: do gãi, trầy xước, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập
- Suy giảm chất lượng cuộc sống: mất ngủ, stress, mất tự tin
- Nguy cơ bội nhiễm herpes, tụ cầu vàng
- Tăng nguy cơ mắc các bệnh dị ứng khác như hen suyễn, viêm mũi dị ứng
Viêm da cơ địa bội nhiễm
5. Cách điều trị viêm da cơ địa hiện nay
5.1 Điều trị bằng thuốc
- Thuốc bôi chứa corticoid: giúp giảm viêm, ngứa nhanh nhưng không nên dùng kéo dài
- Thuốc kháng histamin: giảm ngứa
- Thuốc kháng sinh, chống nấm: khi có dấu hiệu bội nhiễm
- Thuốc ức chế miễn dịch: dùng trong trường hợp nặng, có chỉ định của bác sĩ
Lưu ý: Việc sử dụng thuốc cần theo hướng dẫn của chuyên khoa da liễu, tránh tự ý dùng khiến da mỏng, teo, nổi gân máu…
5.2 Điều trị bằng công nghệ hỗ trợ
Hiện nay, Grand World đang áp dụng phác đồ điều trị bệnh hiện đại: Điện di hoạt chất nano kết hợp với liệu pháp UVB giúp thẩm thấu sâu, hiệu quả nhanh và an toàn lâu dài.
Ưu điểm nổi bật:
-
Không corticoid, không gây hại da
-
Giảm ngứa, bong vảy, đỏ rát rõ rệt sau từng đợt điều trị
-
Giúp ổn định hàng rào miễn dịch da, giảm nguy cơ tái phát
-
An toàn cho cả trẻ em, phụ nữ mang thai và người lớn tuổi
Công nghệ điện di hoạt chất nano trong điều trị viêm da, vảy nến
6. Chăm sóc và phòng ngừa viêm da cơ địa tại nhà
Để kiểm soát bệnh lâu dài, người bệnh cần kết hợp điều trị với chăm sóc đúng cách:
- Giữ ẩm cho da mỗi ngày: Dùng kem dưỡng phù hợp với da nhạy cảm để tránh da khô, nứt nẻ – yếu tố làm bệnh bùng phát.
- Tắm nước ấm, hạn chế xà phòng mạnh: Chỉ nên tắm trong 5–10 phút, dùng sữa tắm dịu nhẹ, không chứa hương liệu, cồn.
- Hạn chế gãi, cào lên da: Gãi nhiều sẽ làm da trầy, nhiễm khuẩn và khiến bệnh nặng hơn. Có thể chườm mát để giảm ngứa.
- Kiêng thực phẩm dễ kích ứng: Hải sản, đồ cay nóng, bia rượu… nên hạn chế khi đang bùng phát.
- Tránh stress: Tâm lý căng thẳng, mất ngủ có thể khiến hệ miễn dịch rối loạn và làm bệnh tái phát.
Dưỡng ẩm cho da
7. Khi nào nên gặp bác sĩ?
Hãy đến cơ sở da liễu nếu:
- Ngứa, nổi mẩn không đỡ sau vài ngày chăm sóc
- Vùng da bị sưng, tấy, chảy dịch vàng
- Đã dùng thuốc nhưng bệnh tái đi tái lại
- Ảnh hưởng đến sinh hoạt, mất ngủ kéo dài
Viêm da cơ địa là bệnh lý da liễu mãn tính, nhưng nếu hiểu rõ nguyên nhân, kiểm soát đúng cách thì hoàn toàn có thể sống khỏe và hạn chế tái phát.
Nếu bạn đang gặp vấn đề về da liễu hay liên hệ cho chúng tôi qua hotline +84 0973700655. Đội ngũ y bác sĩ của Grand World luôn sẵn sàng đồng hành lấy lại sức khỏe làn da cho bạn.